

Phòng áp mái bị thấm nước
Phòng áp mái bị thấm nước xuất phát từ nguyên nhân sàn bị nứt và nước bị thấm qua sàn. Phương pháp xử lý chống thấm phòng áp mái như sau:
Xử lý chống thấm toàn bộ: Bạn nên chống thấm toàn bộ sàn mái trong trường hợp mái bị nứt nẻ quá nhiều. Dưới đây là quy trình xử lý chống thấm toàn bộ:
– Chuẩn bị bề mặt chống thấm tốt, loại bỏ các vết bụi bẩn và vữa thừa, tạp chất có trên bề mặt sàn, dùng máy mài lắp chổi sắt để đánh bề mặt sàn thật sạch và tạo ma sát cho bề mặt sàn.
– Dùng máy hút bụi để hút sạch các bụi bẩn và tạp chất dính trên sàn.
– Đục bỏ các phàn bám dính hờ, những chỗ lỗ rỗ, túi đá… đục thật sâu và rộng cho đến phần bê tông đặc, chắc.
Với những vết nứt lớn trên bề mặt, hãy trám lại bằng vữa có thêm phụ gia.
– Xử lý chống thấm cục bộ: Chúng ta cần xử lý chống thấm cực bộ đối với những vị trí như cổ trần và hộp kỹ thuật. Các vị trí này sẽ được đục đến sàn bê tông và được vệ sinh, trám cho sạch sẽ và bằng phẳng.
– Xử lý vết thấm do nứt mái bê tông: Nếu trần nhà của bạn không may bị nứt và bị thấm nước, hãy sử dụng phương pháp bơm keo để hàn gắn lại bên tông và đây là cách làm mang lại nhiều hiệu quả cao.
Tường ngoài nứt rạn làm tường trong bị thấm
Về nguyên nhân, do tường bên ngoài bị nứt khiến cho nước mưa dễ dàng thấm vào tường trong. Các phương pháp xử lý chống thấm trong trường hợp này sẽ được đề cập ở bài viết sau.
(Còn nữa)